ANH EM NGHỆ NHÂN CHƠI CHIM CHÀO MÀO THI ĐỀU BIẾT – VIỆC THAY LÔNG CHIM LÀ RẤT QUAN TRỌNG VÀ CÓ THỂ NÓI VIỆC THÀNH CÔNG HAY THẤT BẠI TRONG GIAI ĐOẠN CHĂM LÔNG NÀY CŨNG NẮM MỘT PHẦN QUYẾT ĐỊNH XIN THỐNG KÊ LÀ ĐÚC KẾT LẠI CHIA SẼ CÙNG AE CÓ CÙNG NIỀM ĐAM MÊ NHƯ SAU

MÙA THAY LÔNG NÓI KỸ THUẬT THAY LÔNG! 

Kính thưa Quý AE Nghệ Nhân chơi Chim Chào Mào thân mến!
Có thể nói: Để có được một Chiến Binh hay thì việc chăm lông sau 1 mùa thi đấu là việc rất quan trọng vì với bộ lông ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT nó góp phần quyết định thành công hay thất bại trong cả mùa lông mới.
Trong giai đoạn này thể trạng và tâm lý chim có biến động lớn, chim yếu đi, tinh thần chiến đấu tụt giảm. Vì vậy trong giai đoạn này cần cung cấp đảm bảo nguồn dinh dưỡng phù hợp cũng để Chim có nền tản sức khỏe tốt nhất hay còn gọi là “khung”tốt, sau này chúng ta sẽ dễ điều lửa hơn.
  Để dễ hiểu mình cứ tưởng tượng như Vận Động Viên vậy. Khi nền tản thể lực đủ mới thể hiện hết tốt chất mình có, và tự tin chiến đấu vì nghĩ mình lúc nào cũng mạnh hơn hoặc khi nền tản thể lực tốt thì mình điều sức theo chiến thuật của HLV cũng dễ hơn và sau mỗi trận đấu phục hồi nhanh.
   Mỗi người có một phương pháp chăm lông khác nhau chứ cũng chẳng có công thức chung nào cho việc này cả. Tôi xin hệ thống, tập hợp lại một số cách chăm của nhiều AE nghệ nhân có thành tích cao, cũng như nhiều AE nghệ nhân chơi Chào Mào lâu năm rút kinh nghiệm, đồng thời theo nghiên cứu dựa trên các cơ sở khoa học về dinh dưỡng mà có. Chúng ta tạm chia ra làm 3 giai đoạn như sau:

GIAI ĐOẠN ĐỔ LÔNG – GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN LÔNG VÀ GIAI ĐOẠN HOÀN CHỈNH LÔNG.

I/ Giai đoạn ĐỔ LÔNG:

Thường thì Chim có bộ lông đạt thì chúng ta chơi tốt nhất trong khoảng 8 tháng là “kịch đường tàu”. Vì sao thế? Bởi vì, từ lúc bắt đầu đổ lông cho đến đủ lông thì cũng nhanh cũng mất 2 tháng rồi, đầu mùa lông gọi là lửa chưa ổn định hay có người gọi là lửa ảo mất khoảng 1 tháng nữa, cuối mùa lông chim cũng bắt đầu yếu, lông cũ nên chim cũng ngứa nên khi chơi hay có sự cố như gải, xỉa… và xem như không mất một tháng thì cũng 30 ngày rồi…. Đấy là lông gọi là ĐẠT còn thì chim chơi được trong giai đoạn 3,4 tháng, 5,6 tháng đổ lông lại cũng có, thậm chí có chim đổ lông lai rai quanh năm, riết không chơi được cái nqào luôn, xem như mình móm luôn…
Vậy làm sao đây? Mong muốn rằng chim đổ lông đều, nhanh để tránh Chim bị nhiều tầng lông, lông đẹp, mượt, ôm lông. Khi lông bắt đầu có hiện tượng đổ lông CÁI như lông đuôi, lông cánh thì đồng nghĩa với việc chúng ta chấp nhận ngừng cuộc vui, thay đổi mọi chế độ cho chiến binh yêu quý của mình.

1/ NƠI Ở:

Tách xa chim ra để, trùm lồng kỹ, tốt nhất là nơi yên tỉnh, ít tiếng động, và tiếng chim ra. Sao vậy ư? Vì Tách ra nơi yên tĩnh chim sẽ yên tâm không cảnh giác, chim không nghe tiếng chim nhanh tuột lửa, mà chỉ có tuột hết lửa , chim thật yếu, biểu bì da và gốc lông mất đi sự kết dính lông mới rụng được. Nhưng cũng thật lưu ý rằng: Chúng ta sẽ chỉ có hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho Chim đỗ lông chứ không ép đỗ lông, vì lông đủ tuổi và đổ tự nhiên là tốt nhất và cũng nói thêm rằng: Một phần lông tự đổ là yếu còn lại do ngứa ngáy nên Chim tự kéo bỏ lông cũ.

2/DINH DƯỠNG:

Trong giai đoạn này cho chim dùng trái Cà Chua chín. Dưa leo(dưa chuột), Mướp khía,bởi vì trong cà chua tính bình, vị chua, ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, rất giàu Vitamin A. Theo nghiên cứu của JoyBauer nếu lượng Vitamin A nhiều trong cơ thể chim sẽ làm chậm đi sự phát triển của nang lông và lông yếu đi. Axit trong cà chua có tác dụng cân bằng độ PH trên lông, tuy nhiên nếu dư hàm lượng Axit này thì lông sẽ bị khô, khó chịu chim cũng sẽ tự bứt lông. Đây là lý do tại sao phần sau mình có đề cập đến vấn đề dọn vệ sinh.
Trong Cám Bifood Topten số 1, chúng tôi đã cân bằng lượng đường phù hợp theo từng mùa, từng vùng khác nhau, trong cà chua lại cung cấp thêm hàm lượng đường nên cơ thể chim tự sản sinh thêm Insulin làm tăng hàm lượng Androgen-hormone nên tiếp tục cản trở sự phát triển của nang lông. Dưa leo(dưa chuột), mướp khía: Chứa 1 loại Enzyme Catabolic làm phá vỡ hàm lượng Vitamin C có trong cơ thể làm mất cân bằng cho cơ thể chim nên cũng dẫn đến rụng lông.

3/ VỆ SINH:

Như đã đề cập bên trên. Trong giai đoạn này Chim càng được càng yên tỉnh càng càng tốt nên chúng ta ít tiếp xúc càng tốt, lúc này chúng ta không nuôi ở lồng đi thi đấu nữa, mà sang qua lồng khác tạo điều kiện cho chim thoải mái hơn, cầu bố trí cầu thẳng để tiện di chuyển, xoay sở. Cầu xoay sao cho tiện khi chúng tay thay trái cây mà không đưa tay vào quá sâu là chim hoảng, cống nước, cống cám lớn hơn để hạn chế việc mở ra mở vào nhiều, hạn chế thay bố lồng khoảng 3 hoặc 4 ngày thay 1 lần, dưới đáy lồng chúng ta nên bỏ ít vỏ quýt hay vỏ bưởi cắt nhỏ để khử mùi tránh chim bị ảnh hưởng đường hô hấp và đồng thời tăng nhiệt độ bên trong lồng chênh lệch khoảng 2 độ C tạo điều kiện tốt hơn để Chim đổ lông đều.

4/ CHẾ ĐỘ KHÁC:

Trong giai đoạn đổ lông này không cần tắm, phơi nắng hay tập lực. Lưu ý: Trong quá trình thay lông, thể trạng chim yếu nên phân có thể nát, hoặc xấu đi nên cũng không quá ló lắng.

II/ Giai đoạn PHÁT TRIỂN LÔNG:

Tùy Chim có chim đổ lông nhanh, có chim đổ lông chậm, nhưng quan sát thấy thường lông đổ khoảng 40% đến 50% là bắt đấu nứt lông non. Chúng ta bắt đầu thay đổi chế độ một tí.

1/ NƠI Ở:

Vẫn giữ nguyên như trong giai đoạn ĐỔ LÔNG.

2/ DINH DƯỠNG:

Vẫn dùng Cám Bifood số 1 Topten để chim mát, hàm lượng các dưỡng chất, axid amin phù hợp vì nhà sản xuất đã cân đối rất thận trọng.
Trong giai đoạn này là rất khó khăn cho những chú Chim đổ lông chậm vì vừa phải làm sao cho Chim đủ năng lượng để nuôi lông mới, đảm bảo các loại Vitamin A, B1,B3,B6,E, D, H… Mage, Kali, kẽm, Fe để đảm bảo sắc tố và nang lông, sừng xốp trong lông cứng cáp và vừa làm sao cho số lượng lông cũ vẫn phải tiếp tục yếu đi và đổ.
Lúc này chúng ta nên cung cấp như dinh dưỡng như sau:
  • Cám lúc nào cũng có trong Cóng là số 1 Topten.
  • Cào cào, trứng kiến 1 tuần 2 lần
  • Trái cây những loại có vỏ màu vàng và màu đỏ, riêng chuối Sứ là 50% thời gian vì trong quả chuối rất giàu VitaminH và kali, kẽm, Vitamin H sẽ hỗ trợ cho biểu bì da chắc hơn, chim dễ om lông khi xong lông.
Chim đang xù xì, xấu xí vì lông cũ và lông mới lộn xộn bạn không lo nhé! Một tuần tắm 1 lần và hong nắng nhẹ 1 lần thôi, nắng sáng không quá 11h bởi giờ này độ ẩm trong không khí còn cao và Vitamin D bổ sung tốt nhất.
Vũ Như Cẫn là Vẫn Như Cũ về chỗ để chim và lồng nuôi trong giai đoạn này nha các bạn yêu dấu! nhưng thay bố lồng 1 tuần 2 lần là tốt nhất vì đảm bảo vệ sinh, cứ thế mà chăm!
Và Cứ Thế Mà Chăm cho đến khi bạn cảm nhận rằng lông đã đổ 70 đến 80% , lúc này những sợi lông rụng đầu tiên về độ dài cũng đã gần đủ.
Chim có dấu hiệu khỏe lại và bắt đầu đổ giọng đều lại báo hiệu bạn chuẩn bị đổi chế độ. Xem lại thời gian lúc này cũng ngót nghét gần gần 1,5 đến 2 tháng là nhanh rồi đấy ạ!
Lưu ý: Thường thì Chim thay lông không thể nói là thay hết 100% lông cũ được mà chỉ thay khoảng 80% hoặc lên đến 90% là ok lắm miễn sao lông Cánh, lông đuôi thay hết hoặc còn 1,2 sợi thì cũ cũng không phải lo, vì vậy trong giai đoạn Chim đang thi đấu thi thoảng có một vài sợi lông mình thì đó là lông sót lại của 20% kia nên chúng ta không quá lo lắng.

III/ GIAI ĐOẠN HOÀN CHỈNH LÔNG.

Giai đoạn này tâm lý mình vui vui rồi, háo hức, chờ đợi, hy vọng một mùa gặt hái…. và chúng ta có quyền tưởng tượng, một bức tranh toàn màu hồng luôn.
Giai đoạn này chuyển chế độ lại 1 tí
  • Chỗ ở vẫn như cũ
  • Cám vẫn Bifood Topten số 1
  • Trái cây 70% là chuối vừa chín tới, còn lại đổi khẩu vị tí cho chim đỡ chán như táo, bình bát.. không cho ăn cà chua nữa. Nếu ăn trái cây không hết hôm sau lấy bỏ và thay trái cây mới vào vì khi đã để qua hơn 20h thì trái cây đặt biệt là chuối, mặt ngoài đã bị thiu, và lên men, vi khuẩn có hại có thể thâm nhập, làm chim ăn vào dễ bị tiêu chảy, ảnh hưởng đường ruột, và sức khỏe.
  • Mồi sống cào cào 2 ngày 1 lần, tốt nhất cào cào còn sống cho vào rọ để ngoe ngẩy kích thích bản năng săn mồi sống cho chim và sẽ ăn nhiều hơn.
  • Tắm nếu có điều kiện thì 2 hoặc 3 lần 1 tuần (Dùng nước tắm BiGoo để sạch lông, om lông, bổ sung dầu và Nacl cho chim nhẹ và thỏa mái với bộ lông mới- sẵn trớn quảng cáo nước tắm luôn) kết hợp tắm nắng, và thả vào lồng lực cho bay qua, bay lại đỡ cuồng cánh vì nhốt trong lồng nhỏ lâu ngày.
Lúc này thấy chim đẹp – Chim khỏe- Lửa lên.
Sau một tuần chăm nữa Chim có thái độ khác, có dấu hiệu lùng sục tình đối thủ. Chúng ta có thể kè Chim yếu và dợt nhẹ, hoặc cho đi cội để xa dợt nhấp nhả nhè nhẹ!
Tại thời điểm này Chim gây cho chúng ta niềm tin và hy vọng lớn nhất, nhưng không được vội. Kiềm chế không được AE hay mắc lỗi tại thời điểm này.
Thời điểm này gọi là lửa đầu hay lửa ảo, lúc này lông chưa cứng, chưa đủ tuổi, lửa không ổn định mình bị ảo tưởng mang đi dợt hay đi thi nhỡ may gặp CỌP “ho”cho mấy phát là Lê Văn Tèo ngay.
Cứ bình bĩnh, từ từ, đợi ít nhất 20 ngày sau khi chuyển chế độ, Chim cứng cáp vào chế độ chăm lửa thật sự mới bắt đầu Chiến cho mùa giải mới được.
Bài viết dài quá rồi, do diễn đạt chưa tốt, kiếm thức cũng còn hạn hẹp. Rất mong nhận được Comment xây dựng thêm từ nhiều AE trong cả nước, góp phần chia sẽ và chuyên nghiệp hóa thú chơi Chim như hiện nay.
Nếu nhận được phản hồi tích cực, tinh thần bị “phấn khích” mình sẽ tổng hợp cho bài viết KỸ THUẬT CHĂM CHIM TRONG GIAI ĐOẠN THI ĐẤU.
Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *